telegram
whatsapp
chat
zalo
call

Hợp đồng đặt cọc có phải công chứng không

Hợp đồng đặt cọc là một giao dịch phổ biến hiện nay. Hợp đồng đặt cọc để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng. Vậy hợp đồng đặt cọc có phải công chứng không?

Quy định về đặt cọc

Khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đặt cọc, như sau:

Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Hợp đồng đặt cọc là việc một bên thừng là bên mua. Giao một khoản tiền hoặc tài sản cho bên bán để đảm bảo thực hiện giao kết hoặc hợp đồng. Theo quy định trên, pháp luật không quy định về hình thức của hợp đồng đặt cọc.

Những hợp đồng phải công chứng

Theo quy định của pháp luật hiện hành, những hợp đồng phải công chứng bao gồm:

Hợp đồng mua bán nhà ở (theo Điều 122 Luật Nhà ở 2014 và Điều 430 Bộ luật Dân sự 2015)

Hợp đồng trao đổi tài sản (theo khoản 2 Điều 455 Bộ luật Dân sự 2015)

Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ (theo khoản 4 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015)

Di chúc miệng (theo khoản 5 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015)

Di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài (theo khoản 5 Điều 647 Bộ luật Dân sự 2015)

Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (theo khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013)

Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (theo khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013)

Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất (theo khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013)

Nhu vậy, hiện nay pháp luật không quy định hợp đồng đặt cọc phải công chứng.

Mức phạt khi một bên không thực hiện giao kết trong hợp đồng đặt cọc

Theo khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy nếu bên đặt cọc không thực hiện giao kết. Thì tiền cọc thuộc về bên nhận đặt cọc. Nếu bên nhận đặt cọc không thực hiện giao kết thì phải trả lại tiền cọc và bồi thường một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc.

Trên đây là bài viết của Luật sư Bến Cát. Nếu bạn có câu hỏi hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn luật cụ thể. Chúng tôi có đội ngũ luật sư giỏi với kinh nghiệm chuyên sau và đa dạng lĩnh vực.

Chuyên Mục: Tư vấn dân sự

Chủ Đề:

HÃY ĐẶT CÂU HỎI CỦA BẠN

Để được tư vấn ngay vui lòng gọi cho Luật sư của chúng tôi theo số: 0916 39 79 19