Chơi hụi là một hình thức nhiều người sử dụng như một cách góp tiền. Nhất là ở các vùng nông thôn. Thế nhưng việc chơi hụi tiềm ẩn rủi ro. Khi đã có rất nhiều chủ hụi ôm tiền bỏ trốn. Đối với những trường hợp này có hình thức xử phạt nào không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Chủ hụi là gì?
Chủ họ là người tổ chức, quản lý dây họ, thu các phần họ và giao các phần họ đó cho thành viên được lĩnh họ trong mỗi kỳ mở họ cho tới khi kết thúc dây họ. Chủ họ có thể đồng thời là thành viên của dây họ. (khoản 3 Điều 4 Nghị định 19/2019/NĐ-CP)
Định nghĩa chủ họ cũng bao gồm chủ hụi. Những quy định về họ cũng bao gồm cả hụi.
Điều kiện làm chủ hụi
Điều 6 Nghị định 19/2019/NĐ-CP quy định. Chủ hụi phải đáp ứng các điều kiện sau:
Chủ họ là người từ đủ mười tám tuổi trở lên
Không thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định tại Bộ luật dân sự.
Trường hợp các thành viên tự tổ chức dây họ thì chủ họ là người được hơn một nửa tổng số thành viên bầu, trừ trường hợp các thành viên có thỏa thuận khác.
Điều kiện khác theo thỏa thuận của những người tham gia dây họ.
Giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm trong hụi
Điều 25 Nghị định 19/2019/NĐ-CP quy định
Trong trường hợp có tranh chấp về họ hoặc phát sinh từ họ thì tranh chấp đó được giải quyết bằng thương lượng, hoà giải hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.
Chủ họ, thành viên, cá nhân, tổ chức liên quan có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi cho vay lãi nặng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, huy động vốn trái pháp luật hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác khi tham gia quan hệ về họ.
Khi có tranh chấp trong hụi thì sẽ giải quyết bằng thương lượng. Nếu các bên không thể thương lượng được thì sẽ yêu cầu tòa án giải quyết. Cũng theo quy định trên nếu chủ hụi có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với chủ hụi ôm tiền bỏ trốn
Theo quy định tại điều 175 Bộ luật hình sự 2015 Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Chủ hụi ôm tiền bỏ trốn có thể bị phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm. Tùy thuộc vào mức tiền mà người đó chiếm đoạt. Cụ thể:
Khung 1: Từ 06 tháng đến 03 năm với số tiền từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
Khung 2: Từ 02 năm đến 07 năm với số tiền từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng
Khung 3: Từ 05 năm đến 12 năm với số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Khung 4: Từ 12 năm đến 20 năm với số tiền trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Trên đây là bài viết của Luật sư Bến Cát. Nếu bạn cần tư vấn luật tại Bến Cát hãy liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi chuyên tư vấn; dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, đất đai,… Ngoài ra chúng tôi còn hoạt động tại: Thủ Dầu Một, Thuận An, Thành phố Thủ Đức.