Trong quá trình thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh, có những trường hợp xảy ra mà người sử dụng lao động phải đi đến quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động.
Để tránh phát sinh tranh chấp về sau, người sử dụng lao động cần thực hiện việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động sao cho phù hợp với các quy định về pháp luật lao động.

Các trường hợp người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động:
+ Thường xuyên không hoàn thành công việc;
+ Tai nạn đau ốm quá lâu (12 tháng/6 tháng/ nửa thời gian làm việc -> tùy loại hợp đồng lao động);
+ Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, thu hẹp sản xuất (đã cố khắc phục);
+ NLĐ tự ý bỏ việc ko có lý do chính đáng 5 ngày liên tiếp;
+ Không có mặt nơi làm việc sau 15 ngày sau tạm hoãn hợp đồng (HĐ có thời hạn);
+ NLĐ nghỉ hưu;
+ Cung cấp thông tin không trung thực.
Thời hạn báo trước:
+ Ít nhất 45 ngày làm việc:
Đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
+ Ít nhất 30 ngày làm việc:
Đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
+ Ít nhất 03 ngày làm việc:
- hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
- Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn mà khả năng lao động chưa hồi phục;
- Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục;
- Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
+ Không cần báo trước:
NLĐ tự ý bỏ việc ko có lý do chính đáng 5 ngày liên tiếp;
Không có mặt nơi làm việc sau 15 ngày sau tạm hoãn hợp đồng đối với hợp đồng có thời hạn.
Nghĩa vụ của người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng trái pháp luật:
+ Người lao động quay lại làm:
Trả ít nhất 2 tháng lương theo hợp đồng, các khoản bảo hiểm (xã hội, y tế, thất nghiệp) trong thời gian nghỉ. Còn người lao động thì hoàn trả trợ cấp được nhận;
+ NLĐ không quay lại làm:
Được hưởng trợ cấp thôi việc, ít nhất 2 tháng lương, các khoản bảo hiểm trong thời gian nghỉ.
+ Người SDLĐ ko muốn nhận lại NLĐ (NLĐ đồng ý):
Được hưởng trợ cấp thôi việc, ít nhất 2 tháng lương, các khoản bảo hiểm trong thời gian nghỉ đồng thời bồi thường ít nhất 2 tháng lương.
Các điều kiện về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động được đặt ra có ý nghĩa quan trọng. Một mặt, nâng cao ý thức trách nhiệm của người lao động. Mặt khác, hạn chế sự làm quyền của người sử dụng lao động.
Để hiểu rõ hơn, mời quý đọc giả liên hệ với đội ngũ luật sư giỏi của Vilakey.