telegram
whatsapp
chat
zalo
call

Trả lương cho người lao động khi doanh nghiệp phá sản

Phá sản là điều mà không ai mong muốn. Khi thực hiện thủ tục phá sản, doanh nghiệp phải hoàn thành các nghĩa vụ tài chính. Khi doanh nghiệp phá sản thì lương của người lao động được giải quyết như thế nào?

Quy định về phá sản

Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

Căn cứ Điều 5 Luật phá sản 2014.  Người lao động có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản với doanh nghiệp.

Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

Thứ tự ưu tiên giải quyết tài sản khi phá sản

Điều 54 Luật phá sản 2014 quy định về thứ tự phân chia tài sản, như sau:

Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản. Thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:

  • Chi phí phá sản;
  • Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động. Quyền lợi khác theo hợp đồng lao động. Và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết.
  • Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
  • Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.

Tòa án có thẩm quyền giải quyết phá sản doanh nghiệp

Căn cứ theo Điều 8 của Luật Phá sản 2014 quy định như sau:

Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký hợp tác xã tại tỉnh đó và thuộc một trong các trường hợp sau:

Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;

Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau.

Theo đó, Tòa án nhân dân tỉnh có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tại tỉnh đó.

Trên đây là bài viết của Luật sư Bến Cát. Nếu bạn cần tư vấn luật. Hãy liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi có đội ngũ luật sư giỏi chuyên tư vấn: dân sự, hôn nhân gia đình, đất đai, lao động,…

Chuyên Mục: Tư Vấn Pháp Luật

Chủ Đề:

HÃY ĐẶT CÂU HỎI CỦA BẠN

Để được tư vấn ngay vui lòng gọi cho Luật sư của chúng tôi theo số: 0916 39 79 19