Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.
Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Thời hiệu khởi kiện các vụ án dân sự, thương mại.
Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm (Theo quy định tại Điều 429 Bộ luật dân sự 2015);
Thời hiệu yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm (Theo quy định tại Điều 588 Bộ luật dân sự 2015);
Thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là 02 năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp sau khi bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Tòa án trong thời hạn chín tháng, kể từ ngày giao hàng. (quy định tại điểm e khoản 1 Điều 237 của Luật thương mại 2019).
Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động:
+ Hòa giải: 6 tháng;
+ Tòa án: 1 năm;
+ Trọng tài lao động: 9 tháng;
Các vụ án nào áp dụng thời hiệu, vụ nào không?
Không áp dụng trong trường hợp sau đây:
– Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản;
– Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu. (Trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác);
– Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai;
– Trường hợp khác do luật quy định.
Việc nắm bắt thời hiệu khởi kiện có vai trò quan trọng. Để hiểu cụ thể hơn mời quý đọc giả liên hệ với đội ngũ Luật sư giỏi – Luật sư Bến Cát để được tư vấn.