telegram
whatsapp
chat
zalo
call

Hợp đồng ủy quyền vô hiệu trong trường hợp nào

Có những công việc mà chúng ta không thể tự mình thực hiện. Những công việc đó ta phải ủy quyền cho người khác thực hiện thay. Vậy hợp đồng ủy quyền vô hiệu trong trường hợp nào?

Hợp đồng ủy quyền là gì?

Điều 562 Bộ luật dân sự 2015, định nghĩa hợp đồng ủy quyền như sau: Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Hợp đồng ủy quyền là việc một bên nhân danh bên kia để thực hiện thay các công việc mà bên ủy quyền không thể tự mình thực hiện được. Hợp đồng ủy quyền có thể có thù lao hoặc không.

Thời hạn ủy quyền

Điều 563 Bộ luật dân sự 2015, quy định về thời hạn ủy quyền như sau:

Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.

Điều kiện để hợp đồng ủy quyền có hiệu lực

Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về các điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực như sau:

  • Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
  • Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
  • Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
  • Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Để hợp đồng ủy quyền có hiệu lực thì phải tuân thủ các quy định trên.

Hợp đồng ủy quyền vô hiệu khi nào

Hợp đồng ủy quyền sẽ bị vô hiệu khi không đáp ứng các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Cụ thể như sau:

Chủ thể của hợp đồng uỷ quyền không đảm bảo: Không đảm bảo năng lực hành vi dân sự phù hợp, không tự nguyện. Do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện.

Do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội

Do giả tạo: Việc xác lập hợp đồng ủy quyền nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác.

Do bị nhầm lẫn: Hợp đồng ủy quyền có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích.

Do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép: Lừa dối trong hợp đồng ủy quyền là hành vi cố ý của một bên nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể. Tính chất của đối tượng hoặc nội dung của hợp đồng ủy quyền.

Đe dọa, cưỡng ép là hành vi cố ý của một bên làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.

Trên đây là bài viết của Luật sư Bến Cát về hợp đồng ủy quyền vô hiệu. Nếu bạn có thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn. Chúng tôi có đội ngũ luật sư giỏi, kinh nghiệm chuyên sâu, lĩnh vực hoạt động đa dạng.

Chuyên Mục: Tư Vấn Pháp Luật

Chủ Đề:

HÃY ĐẶT CÂU HỎI CỦA BẠN

Để được tư vấn ngay vui lòng gọi cho Luật sư của chúng tôi theo số: 0916 39 79 19