Chế độ thai sản là chế độ mà pháp luật dành cho phụ nữ khi sinh con. Nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về chế độ này. Cách tính tiền thai sản khi sinh con được tính như thế nào. Hãy tham khảo bài viết sau để biết rõ hơn về vấn đề này.
Tiền nghỉ những ngày đi khám thai
Theo Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khi khám thai như sau:
Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
Mức hưởng
Mức hưởng tiền nghỉ những ngày đi khám thai được tính theo khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Trường hợp lao động nữ hưởng chế độ khi khám thai đóng BHXH chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
Mức hưởng một ngày đối với trường hợp hưởng chế độ khi khám thai được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày.
Cách tính tiền thai sản
Từ quy định trên thì công thức tính tiền thai sản khi khám thai như sau:
Tiền thai sản = Số ngày nghỉ x (100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ khám thai/24)
Tiền trợ cấp một lần khi sinh con
Mức trợ cấp một lần khi sinh con theo Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, như sau:
Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi. Thì được trợ cấp một lần cho mỗi con. Bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con. Hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH. Thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
Theo đó, tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP. Thì mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng.
Từ quy định trên thì mức trợ cấp một lần khi sinh con = 1.490.000 đồng x 02 = 2.980.000 đồng.
Tiền thai sản trong thời gian sinh con
Thời gian nghỉ
Thời gian hưởng chế độ thai sản trong thời gian sinh con. Theo khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
Mức hưởng
Mức hưởng chế độ thai sản trong thời gian sinh con. Theo khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Cách tính tiền
Tiền lương đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc x 06 tháng lương.
Tiền dưỡng sức sau sinh
Thời gian hưởng chế độ thai sản dưỡng sức sau sinh. Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe
Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
Mức hưởng
Mức hưởng chế độ thai sản dưỡng sức sau sinh một ngày bằng 30% mức lương cơ sở theo khoản 3 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 với công thức như sau:
Tiền dưỡng sức sau sinh = Số ngày nghỉ dưỡng sức * 30% * 1.490.000
Trên đây là bài viết của Luật sư Bến Cát. Nếu bạn cần tư vấn luật. Hãy liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi có đội ngũ luật sư giỏi chuyên tư vấn: dân sự, hôn nhân gia đình, đất đai, lao động,…