Thực hiện hợp đồng là nghĩa vụ của các bên. Trong quá trình thực hiện hợp đồng sẽ có những vi phạm xảy ra. Lúc đó bên còn lại có quyền yêu cầu thực hiện đúng hợp đồng. Vậy buộc thực hiện đúng hợp đồng được quy định như thế nào?
Buộc thực hiện đúng hợp đồng là gì?
Khoản 1 Điều 297 Luật thương mại 2005 quy định:
Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm. Yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng. Hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh.
Nghĩa vụ là gì?
Theo quy định tại Điều 274 Bộ luật dân sự 2015:
Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền).
Khi các bên ký kết hợp đồng thì sẽ phát sinh nghĩa vụ với nhau. Và các bên phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.
Các chế tài thương mại
Theo quy định tại Điều 292 Luật thương mại 2005, các chế tài trong thương mại bao gồm:
- Buộc thực hiện đúng hợp đồng.
- Phạt vi phạm.
- Buộc bồi thường thiệt hại.
- Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.
- Đình chỉ thực hiện hợp đồng.
- Huỷ bỏ hợp đồng.
- Các biện pháp khác do các bên thoả thuận. Không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.
Quy định về buộc thực hiện hợp đồng
Buộc thực hiện hợp đồng được quy định tại Điều 297 Luật thương mại 2005:
Trường hợp bên vi phạm giao thiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng thì phải giao đủ hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thoả thuận trong hợp đồng. Trường hợp bên vi phạm giao hàng hoá, cung ứng dịch vụ kém chất lượng thì phải loại trừ khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng khác thay thế, cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng. Bên vi phạm không được dùng tiền hoặc hàng khác chủng loại, loại dịch vụ khác để thay thế nếu không được sự chấp thuận của bên bị vi phạm.
Trong trường hợp bên vi phạm không thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này thì bên bị vi phạm có quyền mua hàng, nhận cung ứng dịch vụ của người khác để thay thế theo đúng loại hàng hoá, dịch vụ ghi trong hợp đồng và bên vi phạm phải trả khoản tiền chênh lệch và các chi phí liên quan nếu có; có quyền tự sửa chữa khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ và bên vi phạm phải trả các chi phí thực tế hợp lý.
Bên bị vi phạm phải nhận hàng, nhận dịch vụ và thanh toán tiền hàng, thù lao dịch vụ, nếu bên vi phạm đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Trường hợp bên vi phạm là bên mua thì bên bán có quyền yêu cầu bên mua trả tiền, nhận hàng hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác của bên mua được quy định trong hợp đồng và trong Luật này.
Trên đây là bài viết của Luật sư Bến Cát. Nếu bạn có câu hỏi hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn luật cụ thể. Chúng tôi có đội ngũ luật sư giỏi với kinh nghiệm chuyên sau và đa dạng lĩnh vực.