telegram
whatsapp
chat
zalo
call

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI KHI NGƯỜI LÀM CÔNG GÂY TAI NẠN GIAO THÔNG

Thực tế, có nhiều trường hợp người làm công gây ra tai nạn giao thông. Một vấn đề pháp lý đặt ra, ai là người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi người làm công gây tai nạn giao thông.

photo 1 1598843646792277259032 - BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI KHI NGƯỜI LÀM CÔNG GÂY TAI NẠN GIAO THÔNG
BỒI THƯỜNG KHI NGƯỜI LÀM CÔNG GÂY TAI NẠN

Người làm công gây tai nạn giao thông dẫn đến hậu quả có thể bị truy cứu TNHS.

Tổ chức , cá nhân thuê người gây tai nạn làm việc có thể phải bồi thường thiệt hại kể cả khi người này không vi phạm luật giao thông đường bộ (không vượt đèn đỏ, phóng quá tốc độ…).

Bồi thường thiệt hại khi gây ra tai nạn giao thông

Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm (Điều 589 BLDS 2015)

Bồi thường thiệt hại tài sản bị xâm phạm bao gồm các khoản sau:

  • Tài sản bị mất, bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng;
  • Lợi ích gắn liềnvới việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút;
  • Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại;
  • Thiệt hại khác do luật quy định.

Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm (Điều 590 BLDS 2015)

Thiệt hại cho sức khỏe bị xâm phạm bao gồm các chi phí sau:

  • Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
  • Thu nhập thực tếbị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại;
  • Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị;
  • Chi phí bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại.
  • Các khoản thiệt hại khác do luật quy định.

Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm (Điều 591 BLDS 2015)

Trường hợp gây tai nạn thiệt hại đến tính mạng con người thì phải bồi thường:

  • Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm;
  • Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
  • Tiền cấp dưỡngcho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
  • Chi phí bù đắp tổn thất về tinh thần cho những thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại.

(Nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này)

  • Thiệt hại khác do luật quy định.

Người làm công gây ra tai nạn giao thông thì ai phải bồi thường

Trường hợp 1: Người làm công không phải bồi thường

  • Thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao thì cá nhân, pháp nhân thuê người này phải bồi thường. (Điều 600 BLDS 2015)
  • Thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại. (Khoản 2 Điều 581 BLDS 2015)

Trường hợp 2: Người làm công phải bồi thường (Điều 600 BLDS 2015.)

  • Trường hợp người làm công, người học nghề gây ra tai nạn này không trong thời gian thực hiện công việc được giao thì phải tự bồi thường.
  • Trường hợp người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại thì cá nhân, pháp nhân thuê người này có quyền yêu cầu hoàn trả một khoản tiền tương ứng theo quy định của pháp luật.

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì Quý đọc giả hãy liên hệ với đội ngũ Luật sư giỏiLuật sư Bến Cát để được tư vấn tận tình.

Chuyên Mục: Tư Vấn Pháp Luật

Chủ Đề:

HÃY ĐẶT CÂU HỎI CỦA BẠN

Để được tư vấn ngay vui lòng gọi cho Luật sư của chúng tôi theo số: 0916 39 79 19