telegram
whatsapp
chat
zalo
call

Xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác trên mạng xã hội bị xử phạt như thế nào?

Mạng xã hội là một trang thông tin được sử dụng phổ biến hiện nay. Với sự phát triển của công nghệ. Viêc sử dụng mạng xã hội ngày càng gia tăng. Có nhiều người đã lợi dụng mạng xã hội để xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác. Đối với những trường hợp này sẽ bị xử phạt như thế nào?

Quyền về danh dự, nhân phẩm của cá nhân

Quy định của Hiến Pháp

Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp 2013 quy định:  Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

Quy định của Bộ luật dân sự 2015

Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015 cũng có quy định:

1, Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

2, Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.

Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết. Theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên. Trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết. Trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

3, Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.

4, Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.

5, Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.

Như vậy, danh dự, nhân phẩm của cá nhân là phạm trù được pháp luật bảo vệ. Không ai có quyền xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.

Xử phạt hành vi lợi dụng mạng xã hội để xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác

Xử phạt hành chính

Tại khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định, mức xử phạt đối với cá nhân xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác, như sau:

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:

Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

Xử phạt hình sự

Người có hành vi lợi dụng mạng xã hội để xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo quy định Điều 155 về Tội làm nhục người khác. Mức hình phạt như sau:

Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Đối với 02 người trở lên;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Đối với người đang thi hành công vụ;
  • Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
  • Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
  • Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.

Trên đây là bài viết cảu Luật sư Bến Cát. Nếu các bạn có câu hỏi hay thắc mắc. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể. Chúng tôi có đội ngũ luật sư giỏi, kinh nghiệm chuyên sâu, lĩnh vực đa dạng.

Chuyên Mục: Tư Vấn Pháp Luật

Chủ Đề:

HÃY ĐẶT CÂU HỎI CỦA BẠN

Để được tư vấn ngay vui lòng gọi cho Luật sư của chúng tôi theo số: 0916 39 79 19