telegram
whatsapp
chat
zalo
call

Xử lý tài sản do phạm tội mà có

Chúng ta luôn thắc mắc rằng tài sản do hành vi phạm tội mà có sẽ được xử lý như thế nào. Liệu tài sản đó có được trả cho chủ sở hữu hay không. Hôm nay, chúng tôi sẽ giải đáp vấn đề trên.

Tài sản do phạm tội mà có là gì?

Điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015 xác định về tài sản như sau: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”.

Tài sản do phạm tội mà có là những vật, tiền do người phạm tội có được ngay sau khi thực hiện hành vi phạm tội.

Quy định của pháp luật về xử lý tài sản do phạm tội mà có

Việc xử lý tài sản do phạm tọi mà có được quy định tại Điều 507 Bộ luật tố tụng hình sự 2015:

Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hợp tác với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài trong việc truy tìm; tạm giữ, kê biên, phong tỏa, tịch thu, xử lý tài sản do phạm tội mà có; để phục vụ yêu cầu điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.

Việc truy tìm, tạm giữ, kê biên, phong tỏa, tịch thu tài sản do phạm tội mà có tại Việt Nam được thực hiện theo quy định của Bộ luật này; và quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan.

Việc xử lý tài sản do phạm tội mà có tại Việt Nam thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; hoặc theo thoả thuận trong từng vụ việc cụ thể giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam; và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài có liên quan.

Thu hồi tài sản do phạm tội mà có

Trong các vụ án về tội phạm xâm phạm quyền sở hữu. Việc thu hồi tài sản cho cá nhân, tổ chức, Nhà nước là chính sách quan trọng của pháp luật hình sự. Đặc biệt là các vụ án liên quan đến nhóm tội phạm tham nhũng chức vụ. Trong các vụ án này, phần lớn trách nhiệm dân sự được tòa án tuyên buộc các bị cáo phải có trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào khi tài sản bị kẻ phạm tội xâm hại cũng thu hồi được. Điều kiện để thu hồi được đó là phải xác định tài sản đó là vật chứng của vụ án hình sự. Có thu hồi được vật chứng thì mới thu hồi được tài sản.

Vật chứng vụ án hình sự được quy định tại Điều 89 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Trong đó quy định, vật chứng vụ án là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội. Hoặc vật mang dấu vết tội phạm. Vật là đối tượng phạm tội; hay tiền, vật có giá trị chứng minh là hành vi phạm tội, người phạm tội, tội phạm xảy ra; có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án thì đó là vật chứng vụ án.

Có thể xác định tiền cũng là vật chứng vụ án. Khi thu hồi được số tiền thì sẽ xử lý bằng cách trả lại cho người bị hại hoặc xung công quỹ nếu đó là tiền bất hợp pháp.

Trả lại tài sản cho người bị thiệt hại

Đối với những tài sản mà người phạm tội đã chiếm đoạt. Thì buộc người phạm tội phải trả lại cho chủ sở hữu. Hoặc người quản lý hợp pháp khi tài sản đó còn nguyên giá trị; khi bị người phạm tội chiếm đoạt.

Trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản thì sung công quỹ Nhà nước. Trong trường hợp tài sản mà người phạm tội đã chiếm đoạt và sử dụng. Hoặc tiêu thụ hoặc gây hư hỏng thì người phạm tội phải sửa chữa phục hồi. Hoặc bồi thường cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp phạm tội gây thiệt hại về tinh thần. Tòa án buộc người phạm tội phải bồi thường về vật chất, công khai xin lỗi người bị hại.

Như vậy, tùy vào từng trường hợp mà tài sản do phạm tội mà có sẽ được xử lý khác nhau. Có thể trả lại cho chủ sở hữu hoặc thu hồi để làm vật chứng vụ án.

Trên đây là phần giải đáp của Luật sư Bến Cát . Hãy liên hệ với chúng tôi để được Tư vấn luật cụ thể hơn.

Chuyên Mục: pháp luật hình sự

Chủ Đề:

HÃY ĐẶT CÂU HỎI CỦA BẠN

Để được tư vấn ngay vui lòng gọi cho Luật sư của chúng tôi theo số: 0916 39 79 19