Vay nợ là một thỏa thuận diễn ra rất phổ biến trong cuộc sống. Thế nhưng có rất nhiều người cho vay nợ nhưng không hiểu rõ quy định về hợp đồng vay tài sản. Hôm nay Luật sư Bến Cát sẽ cung cấp các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng vay tài sản.
Khái niệm về hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay. Khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại. Theo đúng số lượng, chất lượng. Và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Quy định về lãi suất trong hợp đồng vay tài sản
Theo Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất trong hợp đồng vay tài sản như sau:
Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất theo tình hình thực tế. và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi. Nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất. Thì lãi suất được xác định bằng 50% của mức lãi suất 20%/năm tại thời điểm trả nợ.
Quy định về lãi chậm trả
Theo quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự. Trường hợp vay không có lãi mà bên vay bị quá hạn trả nợ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi. Với mức lãi suất theo quy định về lãi suất này trên số tiền chậm trả. Tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật dân sự.
Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Quy định về thực hiện hợp đồng vay không kỳ hạn và có kỳ hạn
Quy định về thực hiện hợp đồng vay không kỳ hạn
Điều 469 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thực hiện hợp đồng vay không thời hạn như sau:
Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi: thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào. Nhưng phải báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi: Thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào. Nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản,
Còn bên vay cũng có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và chỉ phải trả lãi cho đến thời điểm trả nợ. Nhưng cũng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý.
Quy định về thực hiện hợp đồng vay có kỳ hạn
Theo Điều 470 Bộ luật Dân sự 2015 thực hiện hợp đồng vay có kỳ hạn như sau:
Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và không có lãi: Thì bên vay có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào. Nhưng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý. Còn bên cho vay chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn, nếu được bên vay đồng ý.
Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi: Thì bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn. Nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Bạn đang cần tư vấn ở Bến Cát hãy liên hệ với Luật sư Bến Cát Chúng tôi có đội ngũ Luật sư giỏi với nhiều năm kinh nghiệm và chuyên môn sâu. Lĩnh vực hoạt động đa dạng.