telegram
whatsapp
chat
zalo
call

PHẠM TỘI TRONG TÌNH THẾ CẤP THIẾT

Tình thế cấp thiết là khái niệm được quy định trong Bộ luật hình sự.

Những hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết có thể được áp dụng để xem xét làm tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Vậy Dấu hiệu là gì? Gây thiệt hại có phải chịu trách nhiệm hình sự không? … Tất cả được giải đáp trong bài viết dưới đây.

cap thiet - PHẠM TỘI TRONG TÌNH THẾ CẤP THIẾT

1. Tình thế cấp thiết

Theo quy định tại Điều 23 Bộ luật hình sự 2015 tình thế cấp thiết được hiểu như sau:

Là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

2. Gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết có phải tội phạm không?

Hành vi gây thiệt hại trong trường hợp này không phải là tội phạm nếu trong phạm vi pháp luật cho phép. (Khoản 2 Điều 23 Bộ luật hình sự 2015)

Có thể thấy, khi một người khi đứng trước một mối đe dọa đến một lợi ích. Một quan hệ pháp luật nào đó đang bị đe dọa, người này không còn cách nào khác là phải gây thiệt hại cho một lợi ích khác nhỏ hơn để giảm bớt phần thiệt hại xảy ra.

Chế định này được xây dựng nhằm tạo cơ sở pháp lí, khuyến khích mọi người có hành động phù hợp với yêu cầu của xã hội khi đứng trước thực tế một thiệt hại đang xảy ra hoặc đang bị đe dọa xảy ra . Cũng như phòng vệ chính đáng, đây được xem là quyền của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, không được lạm dụng để thực hiện hành vi trái pháp luật.

3. Dấu hiệu

Hành vi gây thiệt hại không bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi:

– Phải có sự nguy hiểm thực tế hoặc đe dọa gây ra những thiệt hại nhất định cho quan hệ pháp luật bảo vệ. Sự nguy hiểm đó có thể bắt nguồn từ người, từ những sự cố kĩ thuật vv.;

– Việc gây thiệt hại là biện pháp duy nhất để khắc phục sự nguy hiểm vì trong tình thế đó không còn cách nào khác;

– Thiệt hại gây ra phải nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

4. Hành vi vượt quá yêu cầu

Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự. (Khoản 2 Điều 23 Bộ luật hình sự).

Hành vi gây thiệt hại do tình thế cấp thiết được xem là một trong các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. (Điều 51 Bộ luật hình sự 2015). Như vậy, không phải cứ các hành vi biện minh tình thế cấp thiết là không phạm tội. Nếu trường hợp gây ra thiệt hại vượt quá nhu cầu thì người gây thiệt hại cũng phải chịu trách nhiệm hình sự.

Liên hệ đội ngũ Luật sư giỏiLuật sư Bến Cát để được tư vấn cụ thể.

Chuyên Mục: Tin Tức Pháp Luật

HÃY ĐẶT CÂU HỎI CỦA BẠN

Để được tư vấn ngay vui lòng gọi cho Luật sư của chúng tôi theo số: 0916 39 79 19