telegram
whatsapp
chat
zalo
call

Người lao động sử dụng bằng cấp giả bị xử phạt như thế nào?

Hiện nay có nhiều người lao động sử dụng bằng cấp giả để được nhận làm việc. Đối với những trường hợp này thì xử phạt như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết  sau.

Nghĩa vụ cung cấp thông tin của người lao động

Điều 16 Bộ luật lao động 2019 quy định:

Người lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người sử dụng lao động về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu.

Như vậy, người lao động sử dụng bằng giả là vi phạm quy định về cung cấp thông tin.

Các hình thức xử phạt khi người lao động sử dụng bằng giả

Xử phạt vi phạm hành chính

Khoản 4 Điều 17 Nghị định 79/2015/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả như sau:

Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp giả mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xử lý kỷ luật

Khoản 4 Điều 19 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định:

Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với viên chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị

Nếu người lao động là viên chức, sử dụng bằng giả thì sẽ bị buộc thôi việc.

Chấm dứt hợp đồng lao động

Căn cứ Điểm g Khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) khi:

Người lao động cung cấp không trung thực thông tin về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết HĐLĐ mà người sử dụng lao động yêu cầu.

Việc cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.

Việc sử dụng bằng giả là hành vi lừa dối về trình độ học vấn của người lao động. Điều này làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng lao động của người lao động. Nên người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Điều 341 Bộ luật hình sự 2015 quy định:

Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Trường hợp có tình tiết tăng nặng như sử dụng bằng cáp giả để thu lợi hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.Thì bị phạt tù từ 02 đến 07 năm tù.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Như vậy người lao động sử dụng bằng cấp giả có thể bị buộc thôi việc đối với viên chức. Chấm dứt hợp động lao động. Có thể bị xử phạt vi phạm hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trên đây là phần giải đáp của Luật sư Bến Cát. Nếu bạn cần tư vấn chi tiết hãy liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi có đội ngũ luật sư giỏi chuyên tư vấn: dân sự, lao động, hông nhân gia đình, đất đai.

Chuyên Mục: Dịch Vụ Luật Sư

Chủ Đề:

HÃY ĐẶT CÂU HỎI CỦA BẠN

Để được tư vấn ngay vui lòng gọi cho Luật sư của chúng tôi theo số: 0916 39 79 19