telegram
whatsapp
chat
zalo
call

NGƯỜI BẢO VỆ QUYỀN & LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA ĐƯƠNG SỰ

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự bao gồm những ai? Điều kiện để cá nhân được công nhận là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp? Ý nghĩa khi tham gia tố tụng dân sự của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp?

- NGƯỜI BẢO VỆ QUYỀN & LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA ĐƯƠNG SỰ

1. Khái quát chung:

Khi tham gia tố tụng thì đương sự có quyền yêu cầu người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Và dưới sự đồng ý của Toà án. Người đó có thể là luật sư, trợ giúp viên pháp lý,… Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp giúp đương sự nhận thức đúng quyền, nghĩa vụ của mình.  Bảo vệ các quyền lợi đó trước Toà án khi có sự vi phạm.

Do đó, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp là người am hiểu pháp luật. Một khi đã nắm rõ và hiểu rõ về quy định pháp luật thì họ mới có thể bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp cho đương sự một cách tốt và thành công nhất. Đồng thời, người đó cần phải đáp ứng đủ các điều kiện tham gia tố tụng dân sự theo quy định pháp luật.

Như vậy, để xác định được một người có thể trở thành người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hay không thì phải tìm hiểu kỹ quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

                Để hiểu rõ về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Luật sư giỏi để biết thêm chi tiết.

2. Quy định theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015 tại Điều 75, Điều 76

Khái niệm chung:

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Khi có yêu cầu của đương sự và được Tòa án chấp nhận. Thì Luật sư, Trợ giúp viên pháp lý, Người tham gia trợ giúp pháp lý, Đại diện của tổ chức đại diện tập thể lao động,… Đều có thể trở thành người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

Ngoài ra khi công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Không có án tích hoặc đã được xóa án tích. Không thuộc trường hợp đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính; Không phải là cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát.  Công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành CA thì vẫn trở thành người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

Quyền và nghĩa vụ:

  • Bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự;
  • Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều đương sự trong cùng một vụ án;
  • Khi đề nghị Tòa án làm thủ tục đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích. Khi đó người đề nghị phải xuất trình các giấy tờ theo pháp luật quy định;
  • Tham gia tố tụng trong quá trình tố tụng dân sự; Thu thập và cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án; Nghiên cứu hồ sơ vụ án và được ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết (Trừ tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ Luật tố tụng dân sự 2015);
  • Tham gia việc hòa giải, phiên họp, phiên tòa. Không tham gia thì được gửi văn bản cho Tòa án xem xét; Thay mặt đương sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác;
  • Giúp đương sự về mặt pháp lý liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Nếu đương sự ủy quyền thì người đó có thể nhận giấy tờ. Các văn bản tố tụng Tòa án tống đạt. Và có trách nhiệm thông báo, chuyển cho đương sự; Cùng với các quyền và nghĩa vụ quy định tại các khoản tại Điều 70 của Bộ luật TTDS 2015;
  • Quyền, nghĩa vụ khác mà pháp luật có quy định.

Liên hệ tới đội ngũ Luật sư giỏiLuật sư Bến Cát để được hỗ trợ!

Chuyên Mục: Tư vấn dân sự,Tư Vấn Pháp Luật

Chủ Đề: ,,

HÃY ĐẶT CÂU HỎI CỦA BẠN

Để được tư vấn ngay vui lòng gọi cho Luật sư của chúng tôi theo số: 0916 39 79 19