Gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng được rất nhiều người sử dụng. Bởi khi gửi tiền tại ngân hàng rủi ro ít. Nhưng khi ngân hàng phá sản, người gửi tiền có nhận lại được tiền gửi không? Hãy tham khảo bài viết sau, để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Ngân hàng có được phá sản không?
Theo Điều 155 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (được bổ sung bởi khoản 29 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017) quy định cụ thể như sau:
Sau khi Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt. Hoặc văn bản chấm dứt áp dụng. Hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán. Mà tổ chức tín dụng vẫn lâm vào tình trạng phá sản. Thì tổ chức tín dụng đó phải làm đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.
Khi nhận được yêu cầu mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng. Theo quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản. Và áp dụng ngay thủ tục thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật về phá sản.
Sau khi Thẩm phán chỉ định Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý. Thanh lý tài sản, Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép của tổ chức tín dụng.
Theo quy định trên, ngân hàng, các tổ chức tín dụng được yêu cầu Tòa án tuyên bố phá sản. Một ngân hàng có thể bị coi là phá sản khi ngân hàng đó rơi vào trạng thái mất khả năng thanh toán, không thể thực hiện nghĩa vụ tài chính với khách hàng.
Ngân hàng phá sản, người gửi tiết kiệm có rút được tiền?
Điều 6 Luật bảo hiểm tiền gửi 2012 có quy định:
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi của cá nhân phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
- Ngân hàng chính sách không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Điều 4 Luật bảo hiểm tiền gửi 2012, giải thích:
Bảo hiểm tiền gửi là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền gửi trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản.
Phí bảo hiểm tiền gửi là khoản tiền mà tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi để bảo hiểm cho tiền gửi của người được bảo hiểm tiền gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Như vậy, nếu ngân hàng phá sản. Người gửi có thể sẽ không rút lại được toàn bộ số tiền mình đã gửi. Mà chỉ nhận lại được một khoản tiền bảo hiểm đền bù.
Những khoản tiền mà người gửi tiết kiệm được nhận khi ngân hàng phá sản
Theo Quyết định 32/2021/QĐ-TTg thì số tiền tối đa tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm là 125.000.000 đồng (một trăm hai mươi lăm triệu đồng).
Bên cạnh việc nhận tiền bảo hiểm, người gửi còn có thể được nhận tiền đền bù từ hoạt động thanh lý tài sản của ngân hàng phá sản.
Làm thế nào để giảm thiểu rủi ro mất tiền?
Nên chọn các ngân hàng lớn và uy tín để gửi tiết kiệm
Khách hàng nên chọn kỳ hạn gửi tiền thích hợp
Khách hàng cần giữ sổ tiết kiệm an toàn
Trên đây là bài viết của Luật sư Bến Cát. Nếu bạn cần tư vấn luật. Hãy liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi có đội ngũ luật sư giỏi chuyên tư vấn: dân sự, hôn nhân gia đình, đất đai, lao động,…