telegram
whatsapp
chat
zalo
call

Khi nào bị coi là mất năng lực hành vi dân sự

Chúng ta luôn nghĩ rằng người không làm chủ được hành vi của mình hoặc người bị bệnh tâm thần là người mất năng lực hành vi dân sự. Thế theo quy định của pháp luật. Khi nào bị coi là mất năng lực hành vi dân sự. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau của Luật sư Bến Cát.

Khái niệm

Theo Điều 19 Bộ luật Dân sự 2015, năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.

Vậy có phải người bị tâm thần thì bị coi là mất năng lực hành vui dân sự không?

Khi nào bị coi là mất năng lực hành vi dân sự?

Khoản 1 Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Như vậy, theo quy định trên. Một người bị coi là mất năng lực hành vi dân sự khi. Tòa án ra quyết định người đó mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần. Vì vậy không phải một người bị bệnh tâm thần thì bị xem là mất năng lực hành vi dân sự.

Giao dịch của người mất năng lực hành vi dân sự được thực hiện như thế nào?

Giao dịch của người mất năng lực hành vi dân sự

Theo khoản 2 Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015,  Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

Người đại diện theo pháp luật của cá nhân

Theo quy định tại Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015, người đại diện theo pháp luật của cá nhân bao gồm:

– Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

– Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.

Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự

Trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý. Việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực.

Nếu không có người giám hộ được lựa chọn thì. Theo quy định tại Điều 53 Bộ luật dân sự 2015. Quy định về người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự như sau:

  • Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ. Nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.
  • Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự. Hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ. Thì người con cả là người giám hộ. Nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ. Thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.
  • Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự. Chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.

Hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự

Theo quy định của Khoản 1 Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 thì:

Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

Như vậy, để hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

  • Không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự.
  • Có yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan. Hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan;
  • Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

Trên đây là phần giải đáp của Luật sư Bến Cát. Nếu bạn còn thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được Tư vấn luật cụ thể hơn.

Chuyên Mục: Tư vấn dân sự

Chủ Đề:

HÃY ĐẶT CÂU HỎI CỦA BẠN

Để được tư vấn ngay vui lòng gọi cho Luật sư của chúng tôi theo số: 0916 39 79 19