telegram
whatsapp
chat
zalo
call

ĐÒI LẠI TIỀN CỌC ĐẤT

Thủ tục đòi lại tiền cọc đất do vi phạm bởi yếu tố khách quan là vấn đề mà nhiều người gặp phải trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán đất nhưng vì yếu tố khách quan mà không thể thực hiện hợp đồng đó.

Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu về hành vi vi phạm hợp đồng bởi yếu tố khách quan là gì, và tiền cọc đất đã đưa thì có đòi lại tiền cọc được hay không. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết này để nắm được thủ tục đòi lại tiền cọc đất do vi phạm yếu tố khách quan.

coc - ĐÒI LẠI TIỀN CỌC ĐẤT
ĐÒI LẠI TIỀN CỌC ĐẤT

Yếu tố khách quan là gì?

Yếu tố khách quan là sự việc, hiện tượng diễn ra ngoài ý muốn, không thể thay đổi được. Hay được hiểu là yếu tố bên ngoài tác động vào làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng không được đảm bảo.

Hợp đồng đặt cọc đất phải được công chứng, chứng thực.

Hợp đồng đặt cọc nhằm để đảm bảo giao kết hoặc là thực hiện hợp đồng. (Điều 328 BLDS 2015)

Các trường hợp hợp đồng được hoặc không được giao kết như sau:

  • Nếu hợp đồng được giao kết. => Tài sản đặt cọc được được trả lại cho bên đặt cọc;
  • Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng. => Tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc;
  • Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng. => Bên nhận cọc phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc.

Vi phạm hợp đồng bởi yếu tố khách quan có phải chịu phạt cọc?

Trường hợp trong hợp đồng có điều khoản về thời hạn phải hoàn tất các thủ tục để được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu. => Nếu sau thời hạn này mà không hòan thành thì phải chịu phạt cọc.

Nhưng trong trường hợp này nếu có căn cứ để xác định cơ quan có thẩm quyền chậm trễ trong việc chuyển tên quyền sở hữu thì lỗi dẫn tới việc quá thời hạn hoàn tất trong hợp đồng thuộc về khách quan, và không phải chịu phạt tiền cọc.

Thủ tục khởi kiện đòi lại tiền cọc đất.

Căn cứ theo Điều 26 BLTTDS 2015 thì hợp đồng đặt cọc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Hồ sơ khởi kiện bao gồm:

  • Đơn khởi kiện vụ án dân sự.
  • Hợp đồng đặt cọc.
  • Giấy tờ, biên lai chứng minh bạn đã đưa tiền cọc cho bên kia.
  • Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân của bên đặt cọc.
  • Các giấy tờ khác có liên quan.

Bước 1: Nộp đơn khởi kiện.

Căn cứ theo Điều 190 BLTTDS 2015 thì có 3 hình thức để nộp đơn khởi kiện là:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án.
  • Gửi đến Toà án theo đường dịch vụ bưu chính.
  • Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án ( nếu có).

Bước 2: Toà án tiếp nhận và thụ lý đơn khởi kiện.

Căn cứ theo Điều 191 BLTTDS 2015 thì tiếp nhận và thụ lý đơn khởi kiện như sau:

Toà án cấp giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện khi đã nhận đơn.
Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận đơn. => Chánh án Toà án phải phân công Thẩm phán xem xét và giải quyết vụ án.
Người khởi kiện đóng tiền tạm ứng án phí và nộp lại biên lai cho Tòa án.
Thẩm phán tiến hành thụ lý vụ án theo quy định của pháp luật.

Bước 3: Chuẩn bị xét xử.

Thời hạn xét xử đối với trường hợp này là 4 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. (Căn cứ theo Điều 203 BLTTDS 2015)
Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng. => Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan.

Bước 4: Xét xử sơ thẩm.

Thông qua việc nghiên cứu hồ sơ, tài liệu chứng cứ mà các bên đương sự cung cấp hoặc do tự mình thu thập, Thẩm phán sẽ mở phiên tòa sơ thẩm theo thủ tục luật định.
Trường hợp không đồng ý với bản án, quyết định của Tòa án, đương sự có thể kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm.

Liên hệ đội ngũ Luật sư giỏiLuật sư Bến Cát để được hỗ trợ!

Chuyên Mục: Tư vấn dân sự,Tư vấn đất đai

HÃY ĐẶT CÂU HỎI CỦA BẠN

Để được tư vấn ngay vui lòng gọi cho Luật sư của chúng tôi theo số: 0916 39 79 19