Trong quá trình sử dụng đất, người sử dụng đất sẽ lấn chiếm đất để mở rộng diện tích. Đối với phần diện tích đất lấn chiếm có bị thu hồi không? Đất lấn chiếm khi bị thu hồi có được bồi thường không?
Đất lấn chiếm là gì?
căn cứ theo điều 3, nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về hành vi lấn đất, chiếm đất như sau:
“ Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới. Hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng. Mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép. Hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.
Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;
Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;
Sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng đất và đã có quyết định thu hồi đất được công bố, tổ chức thực hiện nhưng người sử dụng đất không chấp hành (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp).
Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.”
Trường hợp đất lấn chiếm được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Căn cứ điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP; các trường hợp lấn chiếm đất có thể được cấp giấy chứng nhận khi đáp ứng các điều kiện sau:
Người đang sử dụng đất ổn định trong các trường hợp theo quy định.
Không có tranh chấp.
Lưu ý:
Thời gian lấn, chiếm phải xảy ra trước ngày 01/7/2014, sau ngày 01/7/2014 hành vi lấn, chiếm đất là vi phạm pháp luật.
Chỉ hộ gia đình, cá nhân mới được cấp, không áp dụng với tổ chức.
Đất lấn chiếm có bị thu hồi không
Căn cứ theo Điều 16 Luật đất đai 2013:
Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;
Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
Bên cạnh đó Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP cũng có quy định:
Trường hợp sử dụng đất lấn, chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng sau khi Nhà nước đã công bố, cắm mốc hành lang bảo vệ hoặc lấn, chiếm lòng đường, lề đường, vỉa hè sau khi Nhà nước đã công bố chỉ giới xây dựng hoặc lấn, chiếm đất sử dụng cho mục đích xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, công trình công cộng khác thì Nhà nước thu hồi đất để trả lại cho công trình mà không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất đã lấn, chiếm.
Như vậy, người sử dụng đất lấn, chiếm mà đất thuộc quy hoạch sử dụng đất cho mục đích quốc phòng an ninh và phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì sẽ bị Nhà nước tiến hành thu hồi đất.
Đất lấn chiếm bị thu hồi có được bồi thường không
Theo quy định tại Điều 82 Luật Đất đai 2013, các trường hợp thu hồi đất mà không được bồi thường về đất gồm:
Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 76 của Luật này;
Đất được Nhà nước giao để quản lý;
Đất thu hồi trong các trường hợp quy định tại Điều 64 và các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65 của Luật này;
Trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này.
Đất lấn chiếm bị thu hồi, thuộc trường hợp đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Nên khi bị thu hồi thì sẽ không được bồi thường.
Trên đây là bài viết của Luật sư Bến Cát. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn. Chúng tôi có đội ngũ luật sư giỏi, chuyên tư vấn luật: đất đai, dân sự, hôn nhân gia đình, lao động,…