Chi nhánh là một tổ chức. Không phải tổ chức nào cũng có tư cách pháp nhân. Vậy chi nhánh có tư cách pháp nhân không.
Khái niệm
Theo quy định tại khoản 1 Điều 44, Luật doanh nghiệp 2020.
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Quyền và nghĩa vụ của chi nhánh
Quyền của chi nhánh
Theo Điều 19 Luật Thương mại 2005, chi nhánh có các quyền sau:
- Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Chi nhánh.
- Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Giao kết hợp đồng tại Việt Nam phù hợp với nội dung hoạt động được quy định trong giấy phép thành lập Chi nhánh và theo quy định của Luật này.
- Mở tài khoản bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam.
- Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Có con dấu mang tên Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động thương mại khác phù hợp với giấy phép thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của chi nhánh
Theo Điều 20 Luật Thương mại 2005, chi nhánh có các nghĩa vụ sau:
- Thực hiện chế độ kế toán theo quy định của pháp luật Việt Nam; trường hợp cần áp dụng chế độ kế toán thông dụng khác thì phải được Bộ Tài chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chấp thuận.
- Báo cáo hoạt động của Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Thủ tục đăng ký thành lập chi nhánh
Doanh nghiệp có quyền thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính.
Doanh nghiệp muốn thành lập chi nhánh phải gửi một bộ hồ sơ đến Sở kế hoạch và đầu tư.
Hồ sơ bao gồm:
Thông báo thành lập chi nhánh
Biên bản họp về việc thành lập chi nhán của doanh nghiệp
Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh.
Chi nhánh có tư cách pháp nhân không?
Điều 74 Bộ luật dân sự 2015 quy định. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Chi nhánh là một đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp. Không có tài sản độc lập, nhân danh doanh nghiệp khi tham gia quan hệ pháp luật.
Bên cạnh đó, Điều 84 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tư cách pháp nhân của chi nhánh như sau:
Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân.
Như vậy, chi nhánh không có tư cách pháp nhân. Chi nhánh chỉ thực hiện một phần hoặc toàn bộ chức năng của doanh nghiệp. Hoạt động theo sự chỉ đạo của doanh nghiệp.
Trên đây là bài viết của Luật sư Bến Cát về ký hợp đồng trước đăng ký doanh nghiệp. Nếu bạn còn thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể. Chúng tôi có đội ngũ luật sư giỏi, với nhiều năm kinh nghiệm.