Bảo lãnh ngân hàng là gì? Những ai có thể tham gia vào bảo lãnh ngân hàng?
Bảo lãnh ngân hàng là gì?
Theo quy định của khoản 1 Điều 3 Thông tư 07/2015/TT-NHNN:
Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng. Theo đó bên bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh.
Các bên trong bảo lãnh ngân hàng
Bảo lãnh ngân hàng bao gồm các bên sau:
Bên bảo lãnh là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thực hiện bảo lãnh cho bên được bảo lãnh. Trong trường hợp đồng bảo lãnh, bảo lãnh đối ứng. Và xác nhận bảo lãnh thì bên bảo lãnh bao gồm cả tổ chức tín dụng ở nước ngoài.
Bên được bảo lãnh là tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng ở nước ngoài). Cá nhân được bảo lãnh bởi bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng.
Bên nhận bảo lãnh là tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng ở nước ngoài), cá nhân có quyền thụ hưởng bảo lãnh do bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh phát hành.
Bên xác nhận bảo lãnh là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng ở nước ngoài thực hiện xác nhận bảo lãnh cho bên bảo lãnh.
Phạm vi bảo lãnh
Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ tài chính mà bên được bảo lãnh có nghĩa vụ thực hiện với bên nhận bảo lãnh.
Các bên có thể thỏa thuận với nhau về phạm vi bảo lãnh của bên bảo lãnh. Bên bảo lãnh có thể bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh. Tùy thuộc vào cam kết của các bên.
Điều kiện đối với khách hàng
Điều 10 Thông tư 07/2015/TT-NHNN quy định về điều kiện khách hàng trong bảo lãnh ngân hàng như sau:
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xem xét, quyết định cấp bảo lãnh, bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh cho khách hàng khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây:
Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ tài chính hợp pháp.
Được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp bảo lãnh đánh giá có khả năng hoàn trả lại số tiền mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trả thay khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Như vậy, theo quy định trên bên bảo lãnh bao gồm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Vì vậy mà cá nhân không thể trở thành bên bảo lãnh ngân hàng.
Trên đây là bài viết của Luật sư Bến Cát. Nếu các bạn còn thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể. Chúng tôi chuyên tư vấn luật: đất đai, dân sự, hôn nhân gia đình, lao động,…